Tằm ăn dâu trên biển Tằm ăn dâu

Chiến lược này diễn ra chậm rãi, kiên trì qua một thời gian dài, lấn chiếm dần từng mảnh nhỏ lãnh thổ láng giềng, trong giai đoạn hiện nay, "Tằm ăn dâu" được tiến hành trên các vùng biển để mở rộng từng bước, lấn chiếm lãnh hải[9][10] mà Trung Quốc gọi là vùng biển lịch sử. Việc mở rộng chậm rãi này diễn ra âm thầm, cũng như chiếm đóng từng phần nhỏ theo thời gian, rất khó dẫn đến bùng nổ phản ứng mạnh mẽ của các nước láng giềng bằng biện pháp chiến tranh.[2][11]

Các bước đi chủ yếu của "Tằm ăn dâu trên biển":

  • Mở rộng từng bước: năm 1956, chiếm một phần Hoàng Sa, đến 1974 tiến chiếm toàn bộ quần đảo này. Năm 1988, tiến chiếm một phần quần đảo Trường Sa. Chiếm Đá Vành Khăn năm 1995. Năm 2012, Trung Quốc giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough.[12]
  • Tuyên bố và xác lập chủ quyền: cho cải tạo, bồi lấp các đảo đá và bãi cạn, bãi ngầm thành các đảo nhân tạo lớn, thông qua đó, tuyên bố chủ quyền, đòi hỏi sở hữu hợp pháp lãnh hải xung quanh và vùng đặc quyền kinh tế.
  • Chớp thời cơ: Lợi dụng tình hình xung đột gia tăng ở một khu vực trên thế giới, như Trung Đông,...khi các cường quốc bị cuốn hút đến các sự kiện diễn ra ở đó, Trung Quốc sẽ thực hiện gia tăng các hành động trên các vùng biển tiếp giáp với các nước láng giềng.[13] Một ngạn ngữ cổ Trung Quốc là "Thừa nước đục thả câu", hay "Thanh đông kích tây".
  • "Mềm nắn, rắn buông": khi có phản ứng mạnh mẽ của các nước láng giềng Trung Quốc có thể sẽ mềm dịu trong các biện pháp phản ứng, tạm thời lùi dần, nhưng sẽ lấn dần khi có điều kiện thuận lợi. Biện pháp này cũng thường đi kèm trả đũa, như phản ứng trước các động thái chính trị kiên quyết của chính phủ nước láng giềng, Trung Quốc sẽ thực hiện các chính sách cấm vận, ngăn cản hoạt động thương mại giữa hai nước.[14]
  • Tăng dần hiện diện: đưa càng nhiều người đến định cư trên các đảo, thúc đẩy hoạt động du lịch và thăm dò khai thác. Hàng chục ngàn tàu cá được triển khai đánh bắt.
  • Quân sự hóa: củng cố các đảo nhân tạo,[15][16] cho đặt căn cứ quân sự, các thiết bị radar và quân nhân đến đồn trú.[11][17] Mở các sân bay lớn.
  • Lập vùng nhận dạng phòng không: đây là bước đi khẳng định chủ quyền và đe dọa các nước xung quanh.[11]
  • Chờ thời đánh chiếm: phần cuối của "Tằm ăn dâu" là bước đi hoàn tất, nếu cần thiết sẽ sử dụng biện pháp quân sự, cho quân đánh chiếm.[18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tằm ăn dâu http://tech.sina.com.cn/i/2016-07-30/doc-ifxunyya2... http://www.chinanews.com/cul/2015/09-17/7528522.sh... http://antg.cand.com.vn/Ho-so-mat/Trung-Quoc-Chieu... http://congan.com.vn/quoc-te/thoi-su-quoc-te/trung... http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/xa-hoi/toan-tinh-tu... http://www.archives.org.vn/gioi-thieu-tai-lieu-ngh... http://www.sugia.vn//assets/file/lich-su-viet-nam/... https://www.dwnews.com/%E4%B8%AD%E5%9B%BD/60181190... https://www.epochtimes.com/gb/16/11/13/n8488383.ht... https://www.epochtimes.com/gb/18/3/2/n10186435.htm